Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Một số đề thi thực hành môn sinh học 12

1-Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. Cách làm tiêu bản và cách sử dụng kính hiển vi.
(PTN chuẩn bị: lá thài lài tía, nước cất, dung dịch muối, dao lam, KHV, ống nhỏ giọt, giấy thấm, lam kính và lamel)
Vẽ các tế bào biểu bì bình thường và tế bào cấu tạo khí khổng.
Quan sát và vẽ hình tế bào ở các giai đoạn co khác nhau.

2-Thực hành một số thí nghiệm về enzim: Thí nghiệm với enzim catalaza
(PTN chuẩn bị: củ khoai tây sống, củ khoai tây nấu chín đầu mỗi buổi, dao, ống nhỏ giọt, nước cất, dung dịch H2O2, dung dịch Iôt loãng, nước đá…)
Làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra trên các lát khoai tây, giải thích sự khác nhau. Tường trình và trả lời các câu hỏi: Cơ chất của enzim catalaza là gì?
Sản phẩm tạo thành sau phản ứng  do enzim này xúc tác? Tại sao có sự khác nhau về hoạt tính enzim giữa các lát khoai?
3-Thực hành thí nghiệm sử dụng enzim trong qủ dứa tươi để tách chiết ADN (PTN chuẩn bị: Dứa tươi - không quá xanh hay quá chín, Gan lợn hoặc gan gà tươi, các dụng cụ ống nghiệm, cối chày sứ, dao, thớt, vải màn, ống đong, que.., cồn 90o, nước rửa chén..)
Viết tường trình thí nghiệm và trả lời các câu hỏi: Cho nước rửa chén vào dịch tế bào để làm gì? Dùng enzim trong quả dứa nhằm mục đích gì? Giải thích.
4-Thí nghiệm về quá trình quang hợp ở rong đuôi chó.
( PTN chuẩn bị rong đuôi chó, phểu, bôcal, hộp diêm , bao bóng đen)
So sánh lượng khí thoát ra ở thí nghiệm ngoài nắng và trong bóng tối, xác định đó là khí gì? 
Thí nghiệm bổ sung: Bọc kín một chậu cây xanh bằng bì bóng trong để ngoài nắng ngay từ đầu buổi thực hành, cuối buổi quan sát hiện tượng xảy ra đối với cây xanh và nêu giải thích của mình vào bảng tường trình.
5-Thực hành lên men êtylic và lactic
(PTN chuẩn bị: bánh men rượu giã nhỏ, các ống nghiệm, dd đường kính 10%, nước đun sôi để nguội, sữa chua Vinamilk, sữa đặc có đường, thìa, cốc đong, cốc đựng, ấm đun nước, cải xanh hay cải bắp, dưa chuột- đã để trong mát trước khi thí nghiệm 12 giờ-, muối ăn, mía cây)
Thu hoạch bằng cách điền vào bảng và trả lời các câu hỏi có trong SGK.
6-Thực hành quan sát một số vi sinh vật: vi khuẩn trong khoang miệng và nấm men
(PTN chuẩn bị: dụng cụ như trong SGK, bánh men rượu được ngâm trong dd đường 10% trước 6 giờ)  Làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong khoang miệng và nấm men. Vẽ hình, ghi chú và trả lời các câu hỏi trong SGK.
7-Thí nghiệm so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt lá .
(PTN chuẩn bị: giấy tẩm CoCl2 sấy khô, chậu cây phiến lá to, cặp gỗ, lam kính, đồng hồ bấm giây, bì bóng trong và to )
Tường trình về thí nghiệm xác định tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt lá,
Thí nghiệm bổ sung: Bọc kín một chậu cây xanh bằng bì bóng trong để ngoài nắng ngay từ đầu buổi thực hành. Cuối buổi, quan sát hiện tượng xảy ra đối với cây xanh và nêu giải thích của mình vào bảng tường trình.
8-Thực hành phát hiện diệp lục và carôtenôit
(PTN chuẩn bị: cốc thủy tinh 50 ml, ống đong, ống nghiệm và giá thí nghiệm, cồn, lá khoai lang hay xà lách xanh tươi và lá già vàng,  các quả màu vàng, củ cà rốt, nghệ..)
Làm thí nghiệm chiết rút diệp lục và chiết rút carôtenôit .
Quan sát và làm tường trình bằng cách điền kết quả vào bảng như trong SGK.
9-Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật.
(PTN chuẩn bị: hạt lúa đã nẩy mầm, bình thủy tinh có nút với 2 lỗ, ống thủy tinh hình chữ U phểu, nước  Ba(OH)2 hay nước vôi trong, diêm).
Làm 2 thí nghiệm: qua thải CO2 và qua hút O2. Tường trình và rút ra kết luận cho từng thí nghiệm và cho chung 2 thí nghiệm.
10-Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người.
(PTN chuẩn bị: huyết áp kế điện tử và huyết áp kế đồng hồ, nhiệt kế đo thân nhiệt, đồng hồ bấm giây)
Đếm nhịp tim, đo huyết áp, đo thân nhiệt; đo đếm trước, ngay sau và sau khi nghỉ chạy nhanh 5 phút. Làm tường trình bằng cách ghi kết quả đo chỉ tiêu sinh lý của bản thân mình vào bảng như trong SGK. Giải thích sự thay đổi trong tường trình.  
11-Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
( PTN chuẩn bị: cây lá bỏng, cành cây dâm bụt, dây khoai lang, cây xoài non, cam, chanh, quất, bưởi - loại có chồi non…dao, kéo cắt cành, kéo sắc rạch vỏ, dây nilon….)
Thực hành giâm, chiết, ghép cành và ghép chồi.
Chiết và ghép khác nhau ở điểm cơ bản nào? Vì sao con người phải giâm, chiết, ghép các loài cây này khi chúng vẫn có thể sinh sản trong tự nhiên? Trả lời trong tường trình cùng với việc vẽ 2 hình từ thực tế thí nghiệm.
12-Thực hành về thao tác lai các giống lúa khác nhau.
(PTN chuẩn bị: các chậu trồng lúa nước mới vừa trỗ bông - vừa ló khỏi đòng đòng, kính lúp,các loại dụng cụ khử nhị và ngăn thụ phấn chéo).
Vẽ bông lúa sau khi quan sát qua kính lúp, xác định cuống, đài, tràng, nhị, nhụy.    Thực hành lai giống lúa và viết tường trình.
 13- Thí nghiệm thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim có trong nước bọt
(PTN chuẩn bị: tinh bột sống, đèn cồn, ống nghiệm có nhãn ghi A, B, C,  D….,giá ống nghiệm, các dung dịch HCl 2%, dung dịch Iôt 1%, thuốc thử strome-tự pha chế đầu mỗi buổi: đổ dd NaOH 10% vào trước, đổ dd CuSO4 vào sau)
Thí sinh làm các thí nghiệm xác định: tên, vai trò, tính chất của enzim có trong nước bọt. Tường trình cách làm và ghi kết quả từng ống nghiệm .
14-Thực hành 2 trò chơi: tung 2 đồng tiền sấp ngửa (S-N) và bốc ngẫu nhiên
2 túi bi có 2 màu khác nhau, chẳng hạn trắng đỏ (T-Đ).
Lập bảng theo dõi, ghi số lần SS, SN, NN và TT,TĐ,ĐĐ trên bảng theo dõi.
Xác định số lượng và tỉ lệ các loại bi có sẵn trong mỗi túi.
Xác định mối liên quan số lần S-N, T-Đ với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai một  tính trạng của Menđen. Vẽ sơ đồ giải thích và rút ra kết luận về nhân tố di truyền.
15- Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN và lắp ráp mô hình phân tử này. Quan sát mô hình nhân đôi ADN. (PTN mượn thêm bảng  mô hình phân tử ADN nhân đôi)
Xác định số cặp N của mỗi chu kỳ xoắn- Các loại N liên kết với nhau, Đường kính vòng xoắn- Cách lắp ráp mô hình từ các chi tiết tháo rời.
Biểu diễn trên bảng cơ chế tự nhân đôi theo từng giai đoạn, chỉ rõ và vẽ hình giai đoạn đó.
(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét